Són tiểu ở phụ nữ là tình trạng nước tiểu rỉ qua đường niệu đạo, sảy ra ngoài lần tiểu tiện và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Bệnh có hay gặp không ?
Tình trạng són tiểu sẽ nặng lên và hay găp hơn tăng dần theo tuổi. Từ 5 – 15% phụ nữ có thể bị són tiểu. Ở phụ nữ trẻ < 25 tuổi, tỷ lệ són tiểu gặp trong khoảng < 5% trong khi đó, với phụ nữ > 75 tuổi, tỷ lệ này có thể lên tới 45% ! Có 2 lứa tuổi dễ bị són tiểu nhất là 45 – 50 (tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh) và sau 75 tuổi (tuổi đã già,yếu)
Những yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, số lần đẻ thường qua đường dưới, sinh con có trọng lượng thai lớn hoặc đầu to, đẻ khó với chuyển dạ kéo dài, mãn kinh, béo phì, nghiện thuốc lá, bệnh phổi mãn tính, gắng sức thường xuyên…
Són tiểu ở phụ nữ là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ, sinh hoạt tình dục… tuy nhiên, chỉ có số lượng rất ít khoảng 10 -15% số chị em bị són tiểu được điều trị. Số còn lại cam chịu và chấp nhận sống chung với tình trngj hôi hám, ẩm ướt đó do xấu hổ không đi khám hoặc không biết rằng đây là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Vì sao bị són tiểu?
Có 3 loại són tiểu
- Són tiểu gắng sức (Incontinence urinaire d’effor)
- Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính (Incontinence urinaire par hyperactivité vésicale)
- Són tiểu hỗn hợp (Incontinence urinaire mixte) phối hợp 2 loại trên
Són tiểu gắng sức
Do sự nhão yếu các cơ nâng đỡ tầng sinh môn gây ra tình trạng niệu đạo di động quá mức khi gắng sức hoặc do suy yếu cơ thắt niệu đạo.
Hoạt động gắng sức (ho, cười, hắt hơi, chạy, nhẩy, lên cầu thang, xách vật nặng…) gây tăng áp lực bàng quang trong khi các cơ nâng đỡ tầng sinh môn, cơ thắt niệu đạo đã yếu không kìm giữ được gây són tiểu.
Nguyên nhân gây són tiểu gắng sức : Đẻ nhiều lần, các sang chấn trong đẻ, tiền sử mổ vùng tầng sinh môn…
Các bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên: ho mãn tính, táo bón, béo phì…
Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính
Loại són tiểu này đặc hiệu với sự tăng áp lực hoặc co bóp bất thường cơ bàng quang ngay cả khi chỉ có ít nước tiểu. Sự co bóp bất thường này gây ra cảm giác buồn tiểu gấp (Urgenturie) đôi khi kèm theo đau vùng bàng quang (Cystalgie) dẫn đến són tiểu cho dù cơ nâng đỡ tầng sinh môn và van niệu đạo vẫn bình thường.
Nguyên nhân đôi khi do bang quang bị kích thích do viêm, khối u, sỏi…hoặc do bít tắc niệu đao hay yếu tố thần kinh.
Một vài bệnh lý thần kinh như xơ hoá thành đám (Sclerose en plaques), bệnh lý thần kinh trong đái đường, tai biến mạch não có thể gây bàng quang tang hoạt tính. Đôi khi không tìm thấy nguyên nhân.
Són tiểu hỗn hợp
Là tình trạng són tiểu phối hợp cả són tiểu gắng sức với són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính. Cần hỏi kỹ để biết tỷ lệ giữa 2 loại són tiểu.
Chẩn đoán bệnh són tiểu ở phụ nữ
Són tiểu gắng sức
Chiếm đa số 80-90% các trường hợp són tiểu. Són tiểu không chủ động, không hề có cảm giác buồn tiểu trước khi són tiểu. Sảy ra khi gắng sức: ho, cười, hắt hơi, thể thao. Ở mức độ nặng, són tiểu sảy ra cả khi đi bình thường, thay đổi tư thế (phải nghĩ tới tình trạng suy yếu cơ thắt)
Khám tại chỗ với bàng quang đầy nước tiểu cho phép khẳng định chẩn đoán.
Không cần bất cứ khám nghiệm cận lâm sàng nào khác.
Són tiểu gắng sức do bàng quang tăng hoạt tính
Chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân són tiểu ở phụ nữ. Són tiểu luôn kèm theo cảm giác buồn tiểu dữ dội và tăng số lần đi tiểu ngày và đêm. Cần hỏi thêm về tiền sử, các bệnh phối hợp, các thuốc đang dùng…
Khám tiết niệu phụ khoa: tình trạng khô teo bộ phận sinh dục ngoài cho thấy sự thiếu hụt nội tiết tố nữ, sa sinh dục, dấu hiệu són tiểu khi ho. Ghi nhật ký tiểu tiện.
Bố xung các khám nghiệm cân lâm sàng khác như siêu âm, xquang, xét nghiêm nước tiểu để loai trừ các bệnh gây kích thích bang quang như sỏi, khối u, viêm…
Khám niệu động học cho phép xác định loại són tiểu, tình trạng tăng co bóp của bàng quang, hoạt động của cơ thắt…
Điều trị bệnh són tiểu
Són tiểu gắng sức
Tập phục hồi chức năng cơ tầng sinh môn. Nên thử áp dụng đầu tiên nhất là với các trường hợp nhẹ. Nếu không kết quả thì nên phẫu thuật.
Phẫu thuật T.O.T (đặt dải băng nâng đỡ niệu đạo) là tiêu chuẩn vàng trong điều trị són tiểu gắng sức. Đây là phẫu thuật ít xâm hại, tỷ lệ khỏi > 85%, ít đau, thời gian nằm viện 1 ngày.
Són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính
Chủ yếu là điều trị són tiểu ở phụ nữ nội khoa bằng các thuốc gây giảm hoạt tính, giảm co bóp bàng quang (anticholinergiques). Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà…
Són tiểu hỗn hợp
Cần xác định rõ tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng của từng loại són tiểu (% sòn tiểu gắng sức /% són tiểu do bàng quang tăng hoạt) để xác định cách điều trị. Áp dụng phẫu thuật T.O.T phối hợp với thuốc anticholinergiques là lựa chọn số 1
Bác sĩ Lê Sĩ Trung chuyên điều trị các bệnh tiết niệu:
