Bàng quang là phần chứa đựng nước tiểu do 2 thận tiết ra và từ đó thoát ra ngoài qua tiểu tiện. Sự ứ đọng do không thể đào thải hết nước tiểu khỏi bàng quang lâu ngày sẽ gây sỏi bàng quang. Các sỏi bàng quang luôn chỉ là hậu quả của bệnh lý tắc nghẽn gây cản trở sự đào thải nước tiểu từ phần dưới bàng quang, hay gặp nhất là do tắc ( xơ cứng cổ bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến, hẹp niệu đao…) hoặc bàng quang thần kinh. Việc điều trị không đơn giản là chỉ lấy sỏi bàng quang mà quan trọng nhất là phải điều trị bệnh lý tắc nghẽn gây ứ đọng nước tiểu để tránh sỏi tái phát và tổn thương chức năng thận. Có dị vật trong bàng quang, những bất thường về giải phẫu cũng có thể gây sỏi bàng quang.
Các triệu chứng thường gặp là nhiều đợt nhiễm trùng tiết niệu, đau vùng bàng quang, tiểu máu, tiểu buốt, cảm giác tiểu khó và tiểu không hết.
Phẫu thuật sỏi bàng quang
Nguyên tắc điều trị sỏi bàng quang bao gồm lấy sỏi + Điều trị nguyên nhân gây tắc
Lấy sỏi bàng quang có thể dùng phương pháp nội soi tán sỏi hoặc mổ mở tuỳ theo số lượng và kích thước của sỏi.
-
Mở bàng quang lấy sỏi: Dưới gây mê toàn thân, rạch da ngắn vùng trên xương mu, mở bàng quang lấy sỏi, khâu lại bàng quang và thành bụng, đặt ống dẫn lưu bàng quang và dẫn lưu cạnh bàng quang. Phẫu thuật điều trị nguyên nhân gây tắc đường tiểu được thực hiện cùng trong cuộc mổ.
-
Nội soi tán sỏi bàng quang: Đặt ống nội soi bàng quang qua niệu đạo. Tán vỡ sỏi và gắp sỏi ra ngoài. Phối hợp phẫu thuật điều trị nguyên nhân gây tắc, hay gặp nhất là nội soi cắt tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
Diễn biến sau mổ
Các ống dẫn lưu được rút sau vài ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh và giảm đau được sử dụng theo chỉ định.
Thời gian nằm viện từ 3-5 ngày. Nếu vết mổ liền tốt, nước tiểu trong, không sốt, tiểu tiện bình thường… bệnh nhân sẽ được ra viện. Sau mổ nên tránh lao động nặng trong 1 tháng.
Nếu sau mổ còn sốt, đau, tiểu buốt kéo dài, tiểu khó hoặc rỉ dịch qua vết mổ, bệnh nhân cần khám lại. Nếu tiểu nhiều máu và có máu cục trong bàng quang cần nhập viện để lấy máu cục.
Trong mọi trường hợp cần khám lại sau mổ 1 tháng.
Các nguy cơ và biến chứng
Đa số các trường hợp sau mổ lấy sỏi bàng quang và sử lý nguyên nhân gây tắc đều cho kết quả tốt và diễn biến thuận lợi. Tuy nhiên, tất cá các phẫu thuật đều có thể gặp 1 số nguy cơ biến chứng sau:
Trong mổ:
-
Nguy cơ tổn thương, thủng thành bàng quang.
-
Nguy cơ chảy máu
Sau mổ:
-
Đau: thường đau nhẹ vài ngày sau mổ. Có thể gặp tình trạng đau sâu trong tiểu khung kéo dài vài tuần sau mổ.
-
Nhiễm trùng: nhiễm trùng tiết niệu hay nhiễm trùng vết mổ.
-
Máu tụ trong khung chậu.
-
Thành bàng quang liền sẹo không tốt: gặp sau mổ mở, thành bàng quang không thể liền sẹo tốt dẫn đến việc nước tiểu tràn ra quanh bàng quang, trong khung chậu. Tình trạng này cần lưu ống thông bàng quang hàng tháng trời hoặc mổ lại.
-
Rò bàng quang – da: Gặp trong mổ mở, lỗ rò tạo thành giữa bàng quang với da, gây chảy nước tiểu thường xuyên. Cần lưu ống dẫn lưu bàng quang thêm hàng tháng hoăc mổ lại.
-
Rối loạn tiểu tiện thương gặp ở dạng tiểu gấp, thường chỉ tạm thời. Nếu tiếp tụckeos dài cần phải có những kiểm tra sâu của chuyên khoa tiết niệu.
-
Hẹp niệu đạo thường gặp sau mổ nội soi.
-
Suy giảm tình dục: các phẫu thuật này không gây rối loạn tình dục.
Nhìn chung, các biến chứng này thường do các phẫu thuật điều trị nguyên nhân gây tắc đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo…
Cầu nhắc lại rằng, tất cả các loại phẫu thuật đều có thể có các biến chứng thậm trí tử vong, tuỳ theo từng bệnh nhân và đôi khi không thể lường trước được. Trong khi mổ, bác sĩ có thể phải thực hiện thêm 1 thủ thuật khác mà không hề biết trước hay ngược lại là thay đổi phẫu thuật đã lên kế hoạch trước hay thậm trí phải tạm dừng cuộc mổ.
Bác sĩ Lê Sĩ Trung chuyên điều trị các bệnh tiết niệu:
